news

WEBINAR: “GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT VIÊM RUỘT HOẠI TỬ, LOẠN KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT VÀ KÍCH THÍCH TĂNG TRƯỞNG TRÊN GIA CẦM”

Viêm ruột hoại tử ở gà (NE) là một trong những bệnh khá nguy hiểm, ước tính mỗi năm thế giới thiệt hại khoảng 5 - 6 tỷ USD. Do đó, làm thế nào để kiểm soát bệnh hiệu quả, tăng năng suất là vấn đề được ngành chăn nuôi quan tâm. Đây cũng chính là nội dung của buồi Hội thảo trực tuyến do Công ty Cổ phần Tiến Việt Thái phối hợp cùng Tập đoàn Idena tổ chức diễn ra vào lúc 15h ngày 15/03/2022. Chương trình đã thu hút sự quan tâm của gần 100 các nhà máy thức ăn chăn nuôi từ nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Tại buổi Hội thảo, bà Amandie Canin, chuyên gia Gia cầm,
Tập đoàn IDENA cho biết, quá trình tiêu hóa tốt sẽ cải thiện hiệu suất của gà (tốc độ tăng trưởng hàng ngày - ADG, hệ số chuyển đổi thức ăn - FCR). Tuy nhiên, trong chăn nuôi gà hiện đại việc cải thiện ADG và FCR tương ứng lại gây áp lực rất lớn lên hệ thống tiêu hóa của con gà ngay từ khi còn bé. Bất kỳ yếu tố nào làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu của đường ruột đều có thể làm tăng cường sự phát triển của bệnh đường ruột của trên đàn gà thịt nuôi nhốt.
           Bà Amandie Canin - Chuyên gia Gia cầm, Tập đoàn IDENA

Trong số các yếu tố ảnh hưởng tới đường ruột thì bệnh cầu trùng được coi là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất. Thông thường, cầu trùng có mối liên hệ mật thiết với các vấn đề tiêu hóa khác như viêm ruột do vi khuẩn (mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột) hoặc viêm ruột hoại tử. Nguyên nhân gây bệnh viêm ruột hoại tử là do sự phát triển quá mức của vi khuẩn Clostridium perfringens (loại A và C) trong ruột non. Vi khuẩn sẽ sản sinh độc tố làm hỏng thành ruột. Đàn gà thịt bị viêm ruột hoại tử cận lâm sàng không hiển thị các dấu hiệu lâm sàng rõ ràng và tỷ lệ tử vong thường không ở mức đỉnh điểm. Những tổn thương lặp đi lặp lại ở niêm mạc ruột gây tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng kém, dẫn đến tăng trọng giảm và chuyển hóa thức ăn tăng. Gà nhiễm bệnh cận lâm sàng có tốc độ tăng trưởng giảm khoảng 3 - 5%, FCR tăng 6 - 9 điểm.


THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG KHÁNG SINH HIỆN NAY
Để giảm thiệt hại của bệnh viêm ruột hoại tử và loạn khuẩn đường ruột, kháng sinh và chất kích thích tăng trưởng là cách mà nhiều người chăn nuôi đang sử dụng để đảm bảo năng suất vật nuôi.Tuy nhiên, từ năm 2000, nhiều nước đã ban hành lệnh cấm chất kích thích tăng trưởng, bởi những hệ lụy vô cùng nguy hiểm mà những chất này gây ra. Đặc biệt, ở châu Âu, đã có lệnh cấm sử dụng tất cả các phân tử trong thức ăn như một chất kích thích tăng trưởng (Spiramycin, avoparcin, virginiamycin, bacitracin, avilamycin). Cùng đó, thị hiếu của người tiêu dùng cũng dần thay đổi. Họ không chỉ quan tâm các công ty sản xuất những sản phẩm gì mà họ còn muốn biết thực phẩm được sản xuất thế nào. Và những năm qua, xu hướng của người tiêu dùng là hướng tới những sản phẩm không kháng sinh. Một cuộc điều tra gần đây ở Pháp cho biết, có tới 63% người tiêu dùng quan tâm đến vấn đề sử dụng kháng sinh trên gà.


GIẢI PHÁP TỪ THỰC VẬT
Trước thực tế đó, Tập đoàn IDENA, Pháp nghiên cứu và sản xuất Evoperf. Sản phẩm được phân phối
độc quyền bởi Công ty Cổ phần Tiến Việt Thái, có thể giải quyết những vấn đề về bệnh trên đường tiêu hóa của gia cầm.

Sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, tinh dầu carvacrol, thymol... cùng các thảo dược khác. Giúp kiểm soát và điều trị bệnh viêm ruột hoại tử trên heo và gia cầm, thay thế các loại kháng sinh bacitracine, virginiamycine, spiramycine, flavomycine, avilamycine..., có tác dụng giúp kích thích tăng trưởng, tăng ADG, giảm FCR. Sản phẩm đã ứng dụng phương pháp aromatograms để xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC), chọn ra những tinh dầu có hiệu quả tác động lên 18 chủng Clostridium perfringens, 5 chủng vi khuẩn BSH (vi khuẩn sản xuất enzym hydrol hóa muối mật, tác động tiêu cực đến quá trình tiêu hóa lipid) và đặc biệt không ảnh hưởng đến sinh vật có lợi như Lactobacillus. Hiệu quả của Evoperf đã được kiểm chứng và thử nghiệm trên nhiều trang trại tại thị trường Việt Nam và các quốc gia trên toàn thế giới.

 
Liên hệ cho chúng tôi qua Zalo
Liên hệ cho chúng tôi qua Facebook
Liên hệ cho chúng tôi qua Youtube
Liên hệ cho chúng tôi qua Tiktok
Liên hệ cho chúng tôi qua Hotline