VIỆT NAM GIA NHẬP TPP: THÁCH THỨC CÒN NHIỀU HƠN CƠ HỘI
Việt Nam gia nhập TPP: Thách thức còn nhiều hơn cơ hội
"Tham gia hiệp định TPP, Việt Nam sẽ được lợi gì và đứng trước những thách thức nào" là câu hỏi đang được nhiều chuyên gia kinh tế cũng như nhà quản lý "mổ xẻ".
Ngày 5/10, Bộ trưởng Thương mại các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đạt được thỏa thuận cuối cùng về hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới này.
"Tham gia hiệp định TPP, Việt Nam sẽ được lợi gì và đứng trước những thách thức nào" là câu hỏi đang được nhiều chuyên gia kinh tế cũng như nhà quản lý "mổ xẻ".
Ngày 5/10, Bộ trưởng Thương mại các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đạt được thỏa thuận cuối cùng về hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới này.
Việt Nam gia nhập TPP: Cơ hội hay thách thức cho Việt Nam?
Với việc cắt giảm hàng rào thương mại và đặt ra tiêu chuẩn chung cho 12 thành viên, thỏa thuận lịch sử này được cho là sẽ định hình lại các ngành công nghiệp và tác động đến mọi thứ, từ giá bơ sữa đến chi phí điều trị ung thư.
Đánh giá về tác động của việc Việt Nam gia nhập TPP đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, TS. Trần Du Lịch cho rằng, việc tham gia vào hiệp định TPP là cơ hội rất lớn cho Việt Nam. Cụ thể, hiệp định này sẽ mở cho Việt Nam một thị trường xuất khẩu rộng lớn, trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như may mặc, da giày sẽ có mức thuế bằng 0. Triển vọng mở rộng thị trường của Việt Nam cũng rất rộng lớn, kích thích và tạo thêm nhiều việc làm trong nước.
"Quan điểm của tôi là có thể có nhiều cách thức nhưng hiệp định TPP vẫn mang ý nghĩa lớn cho kinh tế Việt Nam, nhất là xuất khẩu. TPP là hiệp định có độ mở, độ tự do hoá cao nhất so với các hiệp định đang có. Hiệp định này sẽ giúp cải cách mạnh mẽ về thể chế, tự do thương mại, thúc đẩy các đạo luật như: Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư trong nước,...đi vào cuộc sống, tạp môi trường cạnh tranh mạnh mẽ, nâng năng lực cạnh tranh trong nước lên, từ đó là điều kiện nâng năng lực cạnh tranh lên", TS. Trần Du Lịch nhấn mạnh.
Theo ông Trần Du Lịch, hiệp định TPP vẫn chờ Quốc hội 12 nước phê chuẩn, cũng chưa biết có hiệu lực vào lúc nào, tuỳ thuộc vào phê duyệt của các nước.
"Nhưng với lộ trình như hiện nay thì tôi cho rằng sẽ vào khoảng năm 2017", ông Lịch nêu quan điểm.
Như vậy, theo ông Lịch, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thời gian để chuẩn bị, thí dụ như có thời gian thay đổi về xuất xứ các nguyên liệu, ví dụ như hiện nay đang nhập nguyên liệu từ các nước ở Ấn Độ, thì sẽ chuyển dần sang nhập ở các nước TPP.
Hay tăng tỷ lệ nội địa hoá lên. Ví dụ như: phát triển ngành May trong nước, phát triển công nghiệp hỗ trợ...Phát triển công nghiệp hỗ trợ nên có đạo luật riêng để phát triển, đây sẽ là lợi thế rất mạnh.
"Khi gia nhập WTO, chúng ta cũng đã thúc đẩy việc hoàn thành thể chế, lần này Việt Nam gia nhập TPP cũng phải nhanh cải cách thể chế, tăng cường năng lực cạnh tranh. Đây là những yếu tố góp phần làm nên lợi thế cho Việt Nam", ông Lịch nhấn mạnh.
Đồng quan điểm cho rằng hiệp định TPP sẽ là cơ hội lớn cho Việt Nam, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cũng rằng, những lợi thế của Việt Nam khi hiệp định TPP có hiệu lực có thể nhìn thấy ngay như: Thị trường mở rộng ra hơn, thuế quan giảm, có những mặt hàng thuế bằng 0, dễ dàng tìm kiếm những thị trường mới.
Người dân Việt Nam cũng được hưởng lợi rất lớn, vì hàng hoá giảm, Việt Nam sẽ mua được nhiều hàng rẻ.
Tuy nhiên ông Long cho rằng, cơ hội lớn, nhưng thách thức còn lớn hơn cơ hội. Bởi lẽ năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam thấp, nên nếu không cẩn thận sẽ thua ngay trên sân nhà.
"Nếu không đổi mới thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh thì tính hiệu quả sẽ bị hạn chế rất lớn và thua ngay trên sân nhà", ông Long nhấn mạnh.
Trong khi đó, TS. Trần Du Lịch lại cho rằng, không nên đánh giá quá thấp năng lực của doanh nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ, doanh nghiệp Việt Nam có 2 tố chất cơ bản: Thứ nhất, họ là những doanh nghiệp năng động, sáng tạo, có khả năng thích nghi cao với hoàn cảnh.
Thứ hai, doanh nghiệp Việt Nam rất lạc quan, ngay cả khi vay nợ họ vẫn lạc quan đầu tư làm.
Chính hai yếu tố này đã giúp doanh nghiệp Việt Nam khi nhìn thấy cơ hội sẽ vượt qua thách thức và vươn lên rất nhanh.
Bằng chứng là sau 8 năm gia nhập WTO, doanh nghiệp Việt Nam mạnh lên rõ rệt và cạnh tranh tốt hơn.
Phân tích về hiệp định TPP, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cũng chỉ ra cụ thể những cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam.
Trước hết, TPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025. Xuất khẩu sẽ tăng thêm được 68 tỷ USD vào năm 2025. Đáng chú ý là việc các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Canada giảm thuế nhập khẩu về 0% sẽ giúp tạo ra “cú hích” lớn đối với hoạt động xuất khẩu của nước ta.
Các ngành xuất khẩu quan trọng như dệt may, giày dép, thủy sản... nhiều khả năng sẽ có bước phát triển vượt bậc về kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này. Ngoài ra, tham gia TPP sẽ giúp ta có được các cơ hội mới từ chuỗi cung ứng mới hình thành sau khi TPP có hiệu lực. Các nước TPP chiếm tới 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu, lại bao gồm các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, chắc chắn sẽ mở ra rất nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành.
Thêm vào đó, cam kết trong TPP về dịch vụ và đầu tư dự kiến sẽ có tác dụng tích cực trong việc cải thiện môi trường đầu tư, góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Về mặt thể chế, cũng như tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tham gia TPP sẽ là cơ hội để ta tiếp tục hoàn thiện thể chế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường, một trong ba đột phá chiến lược mà Đảng ta đã xác định; hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế của ta, đồng thời giúp ta có thêm cơ hội để hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán hơn, từ đó thúc đẩy cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài.
Về mặt xã hội, tham gia TPP sẽ tạo ra các cơ hội giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng. Hệ quả là sẽ tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xoá đói giảm nghèo.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng chỉ ra một số thách thức nhất định đối với Việt Nam khi Hiệp định TPP được ký như: sức ép cạnh tranh, đặc biệt là trong lĩnh vực chăn nuôi. Mặc dù Việt Nam có thế mạnh trong nhiều lĩnh vực nông nghiệp nhưng sức cạnh tranh của chúng ta trong một số ngành nghề chưa thực sự tốt, ví dụ như chăn nuôi.
Châu Anh - VTC News
Đánh giá về tác động của việc Việt Nam gia nhập TPP đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, TS. Trần Du Lịch cho rằng, việc tham gia vào hiệp định TPP là cơ hội rất lớn cho Việt Nam. Cụ thể, hiệp định này sẽ mở cho Việt Nam một thị trường xuất khẩu rộng lớn, trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như may mặc, da giày sẽ có mức thuế bằng 0. Triển vọng mở rộng thị trường của Việt Nam cũng rất rộng lớn, kích thích và tạo thêm nhiều việc làm trong nước.
"Quan điểm của tôi là có thể có nhiều cách thức nhưng hiệp định TPP vẫn mang ý nghĩa lớn cho kinh tế Việt Nam, nhất là xuất khẩu. TPP là hiệp định có độ mở, độ tự do hoá cao nhất so với các hiệp định đang có. Hiệp định này sẽ giúp cải cách mạnh mẽ về thể chế, tự do thương mại, thúc đẩy các đạo luật như: Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư trong nước,...đi vào cuộc sống, tạp môi trường cạnh tranh mạnh mẽ, nâng năng lực cạnh tranh trong nước lên, từ đó là điều kiện nâng năng lực cạnh tranh lên", TS. Trần Du Lịch nhấn mạnh.
Theo ông Trần Du Lịch, hiệp định TPP vẫn chờ Quốc hội 12 nước phê chuẩn, cũng chưa biết có hiệu lực vào lúc nào, tuỳ thuộc vào phê duyệt của các nước.
"Nhưng với lộ trình như hiện nay thì tôi cho rằng sẽ vào khoảng năm 2017", ông Lịch nêu quan điểm.
Như vậy, theo ông Lịch, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thời gian để chuẩn bị, thí dụ như có thời gian thay đổi về xuất xứ các nguyên liệu, ví dụ như hiện nay đang nhập nguyên liệu từ các nước ở Ấn Độ, thì sẽ chuyển dần sang nhập ở các nước TPP.
Hay tăng tỷ lệ nội địa hoá lên. Ví dụ như: phát triển ngành May trong nước, phát triển công nghiệp hỗ trợ...Phát triển công nghiệp hỗ trợ nên có đạo luật riêng để phát triển, đây sẽ là lợi thế rất mạnh.
"Khi gia nhập WTO, chúng ta cũng đã thúc đẩy việc hoàn thành thể chế, lần này Việt Nam gia nhập TPP cũng phải nhanh cải cách thể chế, tăng cường năng lực cạnh tranh. Đây là những yếu tố góp phần làm nên lợi thế cho Việt Nam", ông Lịch nhấn mạnh.
Đồng quan điểm cho rằng hiệp định TPP sẽ là cơ hội lớn cho Việt Nam, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cũng rằng, những lợi thế của Việt Nam khi hiệp định TPP có hiệu lực có thể nhìn thấy ngay như: Thị trường mở rộng ra hơn, thuế quan giảm, có những mặt hàng thuế bằng 0, dễ dàng tìm kiếm những thị trường mới.
Người dân Việt Nam cũng được hưởng lợi rất lớn, vì hàng hoá giảm, Việt Nam sẽ mua được nhiều hàng rẻ.
Tuy nhiên ông Long cho rằng, cơ hội lớn, nhưng thách thức còn lớn hơn cơ hội. Bởi lẽ năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam thấp, nên nếu không cẩn thận sẽ thua ngay trên sân nhà.
"Nếu không đổi mới thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh thì tính hiệu quả sẽ bị hạn chế rất lớn và thua ngay trên sân nhà", ông Long nhấn mạnh.
Trong khi đó, TS. Trần Du Lịch lại cho rằng, không nên đánh giá quá thấp năng lực của doanh nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ, doanh nghiệp Việt Nam có 2 tố chất cơ bản: Thứ nhất, họ là những doanh nghiệp năng động, sáng tạo, có khả năng thích nghi cao với hoàn cảnh.
Thứ hai, doanh nghiệp Việt Nam rất lạc quan, ngay cả khi vay nợ họ vẫn lạc quan đầu tư làm.
Chính hai yếu tố này đã giúp doanh nghiệp Việt Nam khi nhìn thấy cơ hội sẽ vượt qua thách thức và vươn lên rất nhanh.
Bằng chứng là sau 8 năm gia nhập WTO, doanh nghiệp Việt Nam mạnh lên rõ rệt và cạnh tranh tốt hơn.
Phân tích về hiệp định TPP, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cũng chỉ ra cụ thể những cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam.
Trước hết, TPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025. Xuất khẩu sẽ tăng thêm được 68 tỷ USD vào năm 2025. Đáng chú ý là việc các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Canada giảm thuế nhập khẩu về 0% sẽ giúp tạo ra “cú hích” lớn đối với hoạt động xuất khẩu của nước ta.
Các ngành xuất khẩu quan trọng như dệt may, giày dép, thủy sản... nhiều khả năng sẽ có bước phát triển vượt bậc về kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này. Ngoài ra, tham gia TPP sẽ giúp ta có được các cơ hội mới từ chuỗi cung ứng mới hình thành sau khi TPP có hiệu lực. Các nước TPP chiếm tới 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu, lại bao gồm các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, chắc chắn sẽ mở ra rất nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành.
Thêm vào đó, cam kết trong TPP về dịch vụ và đầu tư dự kiến sẽ có tác dụng tích cực trong việc cải thiện môi trường đầu tư, góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Về mặt thể chế, cũng như tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tham gia TPP sẽ là cơ hội để ta tiếp tục hoàn thiện thể chế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường, một trong ba đột phá chiến lược mà Đảng ta đã xác định; hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế của ta, đồng thời giúp ta có thêm cơ hội để hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán hơn, từ đó thúc đẩy cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài.
Về mặt xã hội, tham gia TPP sẽ tạo ra các cơ hội giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng. Hệ quả là sẽ tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xoá đói giảm nghèo.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng chỉ ra một số thách thức nhất định đối với Việt Nam khi Hiệp định TPP được ký như: sức ép cạnh tranh, đặc biệt là trong lĩnh vực chăn nuôi. Mặc dù Việt Nam có thế mạnh trong nhiều lĩnh vực nông nghiệp nhưng sức cạnh tranh của chúng ta trong một số ngành nghề chưa thực sự tốt, ví dụ như chăn nuôi.
Châu Anh - VTC News