news

VẤN ĐỀ SỨC KHỎE ĐƯỜNG RUỘT KHI CHĂN NUÔI KHÔNG KHÁNG SINH (ABF)

 

Hội chứng “rối loạn hệ khuẩn ruột” (Gut dysbiosis) đang trở nên phổ biến hơn khi việc sử dụng thuốc kháng sinh bị giảm, nhưng sự kết hợp của các lựa chọn thay thế có thể cân bằng lại hệ vi sinh vật.



Theo Bà Aoife Corrigan - Tiến sĩ, Giám đốc dự án nghiên cứu tại Trung tâm sinh học châu Âu, nói rằng: “Vì nhiều quốc gia đã cấm sử dụng thuốc kháng sinh ở gia cầm để thúc đẩy tăng trưởng và ngăn ngừa bệnh tật, nên đã làm gia tăng các bệnh tiêu hóa ở gia cầm do chứng rối loạn đường ruột, hoặc sự mất cân bằng trong hệ vi sinh vật của đường tiêu hóa (GIT).

Trong quá trình gia cầm mắc chứng rối loạn hệ khuẩn, phản ứng viêm của con vật sẽ tấn công vi khuẩn tại vị trí viêm, làm mất đi tính đa dạng và chức năng của vi khuẩn, dẫn đến sức khỏe đường ruột và năng suất của gia cầm bị suy giảm. Việc cân bằng lại chứng rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột có thể là một chiến lược hiệu quả để cải thiện sức khỏe GIT và cải thiện năng suất. Chúng ta có thể đạt được mục đích này thông qua việc sử dụng các can thiệp dinh dưỡng như prebiotic, giúp cải thiện được khối lượng cơ thể, cải thiện chuyển đổi thức ăn và năng suất quầy thịt.”

Chứng rối loạn gây ra sự mất cân bằng trong hệ vi sinh vật đường ruột, làm giảm lượng ăn vào và hấp thụ chất dinh dưỡng kém hơn, làm giảm sự chuyển đổi hiệu quả của thức ăn thành khối lượng sống. Ngoài ra, theo Mohamad Mortada, Nhà khoa học nghiên cứu đơn lẻ tại Công ty Dinh dưỡng động vật cho biết - gia cầm dưới thách thức của bệnh tật sẽ chuyển hướng sử dụng năng lượng từ bảo trì và tăng trưởng theo hướng chức năng và phòng thủ miễn dịch.

Vì kháng sinh bị loại bỏ ở nhiều nơi, nên việc tập trung hơn vào các chiến lược thay thế không kháng-sinh để cải thiện sức khỏe đường ruột đã được đẩy mạnh.

Theo ông Zachary S. Lowman, nhân viên của Công ty Dịch vụ kỹ thuật đơn lẻ của công ty sức khỏe và dinh dưỡng động vật Balchem – cho biết rằng, nhiều chất phụ gia thức ăn bao gồm axit hữu cơ, khoáng vi lượng hữu cơ, tiền-probiotics bao hàm nhiều chất có nguồn gốc từ nấm men và probiotics đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu mạnh mẽ với hy vọng lấp đầy khoảng trống mà kháng sinh để lại.

Bà Corrigan cho biết, để quản lý thành phần của hệ vi sinh, điều quan trọng là cần đẩy nhanh quá trình phát triển của nó “đến một trạng thái đa dạng và ổn định, và sau đó duy trì sự cân bằng. Việc tối ưu hóa hệ vi sinh vật ngay từ khi con vật còn nhỏ có thể giúp tránh được những rủi ro về sức khỏe đường ruột vốn có của các hệ thống sản xuất chuyên sâu như rối loạn hệ khuẩn đường ruột. Quan trọng là phải nhận ra rằng, việc sử dụng những lựa chọn thay thế không-kháng-sinh mang tính phòng ngừa nhiều hơn và nên được coi là một chiến lược tổng thể. Do đó, khó có thể thực hiện một biện pháp thay thế có hiệu quả kinh tế duy nhất đối với thuốc kháng sinh và cần phải có một phương pháp tiếp cận đa hướng. ”

Một khía cạnh quan trọng của việc vận dụng vi sinh vật với các lựa chọn thay thế không-kháng sinh là việc tính toán thời gian.

Theo Bà Corrigan: “ Những tác động trực tiếp của việc bổ sung khẩu phần lên hệ vi sinh vật có thể có thể quan sát được trong vòng vài ngày, trong khi thời gian can thiệp cần thiết để quan sát các tác động qua trung gian hệ vi sinh vật đối với kiểu hình vật chủ có thể lâu hơn nhiều. Tuy thời điểm sử dụng các giải pháp này vẫn chưa được xác định đầy đủ, nhưng việc sử dụng chúng trong những giai đoạn căng thẳng quan trọng có xu hướng có lợi. Những giai đoạn quan trọng này có thể gây ra sự thay đổi trong môi trường ruột và làm tăng nguy cơ tận dụng chất dinh dưỡng kém, gây viêm nhiễm và rối loạn vi khuẩn.

Điều quan trọng cần ghi nhớ là, trong khi các chiến lược thay thế kháng sinh sẽ phải đa hướng, chúng cũng có thể mang lại nhiều lợi ích không chỉ đối với sức khỏe đường ruột.

Một giải pháp thay thế thuốc kháng sinh hiệu quả phải là một giải pháp đem lại tác động bền bỉ và bền vững đối với chăn nuôi, an toàn cho môi trường, động vật và người tiêu dùng, dễ dàng sử dụng và bảo quản, và mang lại lợi tức đầu tư đáng kể.”

Nguồn: feedstrategy.com

Liên hệ cho chúng tôi qua Zalo
Liên hệ cho chúng tôi qua Facebook
Liên hệ cho chúng tôi qua Youtube
Liên hệ cho chúng tôi qua Tiktok
Liên hệ cho chúng tôi qua Hotline