news

KIẾN THỨC VỀ 1 SỐ BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA TRÊN GIA CẦM

Các bệnh đường ruột thường gây ra nhiều tổn thất về kinh tế cho người chăn nuôi do chi phí điều trị cao, tổn thương đường ruột giảm tỉ lệ hấp thu dinh dưỡng làm gà còi cọc, phát triển chậm, giảm ADG, tăng FCR. Trong đó 1 số bệnh về đường tiêu hóa phổ biến như sau:

1. Bệnh Viêm ruột hoại tử:
Bệnh viêm ruột hoại tử trên gà là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Clostrium perfringens gây hoại tử nghiêm trọng trên niêm mạc ruột với tỉ lệ chết từ 5-50%, thường là khoảng 10%. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bênh như stress, chế độ ăn không cân bằng (Nhiều đạm, nguyên liệu có độ nhớt cao …), khẩu phần ăn thay đổi đột ngột, thành phần dinh dưỡng không hợp lý, trong đó gà mắc bệnh cầu trùng được xem là yếu tố khởi phát quan trọng của viêm ruột hoại tử.

Gà thường xảy ra hiện tượng viêm ruột hoại tử ở trong khoảng 16 ngày đầu, đặc biệt thường xuyên xuất hiện sau khi gà bị cầu trùng. Gà mặc bệnh phân thường nhớt có lẫn niêm mạc ruột màu máu. Hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh viêm ruột hoại tử ở gà, cách phòng bệnh chủ yếu là an toàn sinh học và quản lý chặt chẽ thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp triệt để, đặc biệt là đối với bà con nuôi quy mô nhỏ. Để kiểm soát và điều trị bệnh hiện nay có thể sử dụng các loại kháng sinh, các giải pháp từ tinh dầu thực vật, chiết xuất thực vật.



2. Bệnh cầu trùng:
Là bệnh 
ký sinh trùng truyền nhiễm gây ra trên  bởi nhóm nguyên sinh động vật Protoza, lớp Sporozoa, bộ Coccidia, họ Eimeria. Cầu trùng ký sinh ở manh tràng và ruột non, làm rối loạn tiêu hóa, gây tổn thương các tế bào thượng bì, không hấp thu được dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, giảm hiệu quả chuyển hóa thức ăn, giảm tăng trọng, gà còi cọc, chậm lớn, suy yếu có thể chết. Gà mắc bệnh sức đề kháng giảm là yếu tố mở đường cho các bệnh khác bùng phát. Bệnh rất phổ biến trên đàn gà nuôi công nghiệp, bán công nghiệp và kể cả gà chăn thả. Triệu chứng của bệnh thể hiện rõ hậu quả của quá trình phá huỷ niêm mạc đường tiêu hoá của cầu trùng.

Gà bị bệnh thường lờ đờ, chậm chạp, ăn kém hoặc bỏ ăn, lông xù, cánh xã, phân loãng lẫn máu tươi, khát nước, uống nhiều nước, dễ chết do mất nước và mất máu. Đặc trưng nhất là phân lẫn máu tươi hoặc màu bã trầu. Bệnh cầu trùng ở gà là một bệnh khó kiểm soát, gây nhiều tổn thất cho ngành chăn nuôi. Năm 1980, Hungari đã tổn thất 15 triệu Forints, năm 1981 Pháp chi phí tới 70 triệu Frans (Euzeby, 1981), năm 1989 Mỹ chi phí trên 90 triệu USD và cũng năm này toàn thế giới tốn mất trên 300 triệu USD cho việc phòng chống bệnh cầu trùng gà. Bệnh cầu trùng có tỷ lệ chết cao, từ 30-100%, ngoài ra bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất gà, tăng tỷ lệ còi cọc, giảm sản lượng trứng 15 - 30% trên gà sinh sản, giảm trọng lượng so với gà khỏe từ 12-30%.
Để phòng bệnh và điều trị hiện nay thường sử dụng Vắc-xin, kháng sinh để phòng và điều trì, tuy nhiên vắc-xin cầu trùng không thể bảo hộ hoàn toàn, nên khi sử dụng vẫn có nhiều trang trại vẫn thiệt hại rất lớn do cầu trùng, kháng sinh cầu trùng gặp phải vấn đề bất cập là lờn thuốc. Hiện nay sử dụng tinh dầu, chiết xuất thực vật để kiểm soát bệnh cầu trùng đang được nhiều trang trại lựa chọn để đảm bảo an toan và mang tính bền vững.


 
3. Bệnh bạch lỵ (bệnh thương hàn)
Gà đi ngoài ra phân lỏng, không nguyên khối mà chảy nước kèm theo phân có màu trắng hoặc trắng vàng hoặc hậu môn bị bết bẩn bởi phân, lông hậu môn dính vào nhau, ướt và bết dính, rất bẩn.
Để kiểm soát bệnh có thể thường xuyên vệ sinh môi trường chăn nuôi sạch sẽ, phun các loại thuốc sát trùng, diệt khuẩn để giết chết vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong môi trường xung quanh. Cọ rửa, sát trùng máng ăn, máng uống thường xuyên, xử lý phân gà đúng cách để tiêu diệt hết các vi khuẩn gây bệnh ẩn trong phân. Gà con nên cho uống thuốc phòng bạch lỵ khi được 3-5 ngày tuổi,…





 
Liên hệ cho chúng tôi qua Zalo
Liên hệ cho chúng tôi qua Facebook
Liên hệ cho chúng tôi qua Youtube
Liên hệ cho chúng tôi qua Tiktok
Liên hệ cho chúng tôi qua Hotline