news

Hiệu quả thay thế kháng sinh của Sodium butyrate trên gà thịt

 
Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm ngày càng trở nên phổ biến với các mục đích kích thích tăng trưởng, phòng bệnh và trị bệnh, điểu đó làm tăng sự đề kháng kháng sinh và tổn dư kháng sinh trong thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Sodium butyrate là một giải pháp thay thếkháng sinh an toàn và hiệu quả đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Thí nghiệm (TN) thực hiện trên 200 gà Ross308 sử dụng thức ăn có bổ sung sodium butyrate dạng muối hai hệ đệm với mục đích chứng minh hiệu quả khi so sánh trực tiếp vói nghiệm thức (NT) dùng kháng sinh. Kê't quả cho thấy trong toàn TN, các chi tiêu về năng suâ't chăn nuôi như tăng khối lượng, lượng thức ăn thu nhận, hệ sô' chuyển hóa thức ăn, tỷ lệ chết và loại thải, châ't lượng quầy thịt đều cho kết quả tương đương nhau ở cả hai NT sử dụng kháng sinh và sodium butyrate với P>0,05. Trong đó tỷ lệ thịt ức và thịt đùi có khuynh hướng vượt trội hơn. Điều đó cho thấy có thể khăng định việc sử dụng sodium butyrate dạng muôi hai hệ đệm để thay thế kháng sinh trong chăn nuôi gà thịt nhằm đem lại sự an toàn thực phẩm, giảm đề kháng kháng sinh và tăng hiệu quả kinh tê'trong chăn nuôi.
 
1.ĐẶT VẤN ĐỀ
 
Trong horn 50 năm qua, việc sử dụng kháng sinh đã giúp ngành chăn nuôi gia cầm phát triển đẩy lùi các tác động tiêu cực của bệnh tật (Bermudez, 2003). Thuôc kháng sinh có thê được sử dụng ở liều điều trị thấp hơn trong chăn nuôi gia cẩm với tác dụng kích thích tăng trưởng (Engberg và ctv, 2000; Barcelo,  2007;  Khodambashi  và  ctv,  2012; Harms và ctv, 2014; Chattopadhyay, 2014) và bảo vệ sức khỏe của gia cầm bằng cách điều chỉnh tình trạng miễn dịch của gà thịt (Lee và ctv, 2012). Điều này chủ yếu là nhờ vào sự kiêm soát nhiễm trùng đường tiêu hóa và thay đổi hệ vi sinh vật trong ruột (Dibner và Richards, 2005; Torok và ctv, 2011; Singh và ctv, 2013). Một nghiên cứu ở Canada, có 81% châ't kháng sinh sử dụng trong chăn nuôi gà với mục đích phòng bệnh, chủ yếu là bệnh viêm ruột hoại tử do Clostridium perfringens và bệnh cầu trùng (CSCRA, 2016). Tuy nhiên, lạm dụng quá mức sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm dẫn đêh tình trạng kháng thuốc và tồn dư kháng sinh trong thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người. Ở Châu Âu, đã ban hành lệnh câ'm sử dụng kháng sinh vói mục đích kích thích tăng trưởng (ESVAC, 2017).
 
Dưới áp lực đó, việc lựa chọn các giải pháp thay thế cho kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm đang được tích cực nghiên cứu (Diarra và Malouin, 2014). Sodium butyrate được chứng minh là một trong các giải pháp hiệu quả thay thế kháng sinh. Sodium butyrate là muôi của acid butyric, có tác dụng là nguồn năng lượng cho các tế bào biểu mô ruột và kích thích sự nhân lên và biệt hóa tếbào, giúp cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn ở gà (Jo và ctv, 2004; Adil và ctv, 2010). Hu và Guo (2007) đã chỉ ra rằng tăng khôi lượng cơ thê ở gà tăng tuyến tính trong giai đoạn 0-21 ngày khi chê' độ ăn bô sung butyrate tăng lên. Hơn nữa, theo Hu và Guo (2007) khẩu phần bổ sung butyrate ảnh hường đến hệ sô' chuyên hóa thức ăn trong giai đoạn 0-42 ngày. Qaisrani và ctv (2015) cho rằng khẩu phần bổ sung sodium butyrate đã cải thiện năng suâ't tăng trưởng của gà cho ăn các loại protein từ phụ phẩm khó tiêu hóa.
 
Sodium butyrate cũng mang lại nhiều lợi ích cho sự toàn vẹn và sức khỏe của ruột bằng cách bài tiết châ't nhầy bảo vệ niêm mạc ruột (Canani và ctv, 2011), hấp thụ chất điện giải và nước, ngăn chặn ung thư thông qua việc điều chỉnh sự tăng sinh tê'bào, sự biệt hóa và sự chết tê'của tếbào (Flint và ctv, 2012). Ngoài ra, sodium butyrate còn có khả năng ức chê' vi khuẩn gây bệnh, điều chinh các phản ứng miễn dịch và phản ứng viêm, tăng khả năng chông oxy hóa (Sauer và ctv, 2007; Chamba và ctv, 2014; Chang và ctv, 2014). Bên cạnh đó, sodium butyrate được xem như một giải pháp thay thê' kháng sinh an toàn trong thức ăn chăn nuôi (Smulikowska và ctv, 2009) được sử dụng phổ biến ở Châu âu sau lệnh cấm sử dụng kháng sinh vói chức năng kích thích tăng trưởng trong thức ăn gia cầm do Liên minh Châu Âu ban hành năm 2005.
 
Việc thực hiện thí nghiệm đánh giá hiệu quả thay thê'kháng sinh bang sodium butyrate thông qua các chỉ tiêu năng suất chăn nuôi, hệ sô' chuyển hóa thức ăn, chiều dài nhung mao ruột vói mong muôh tìm ra giải pháp phù họp
với tình hình thực tê'chăn nuôi gà thịt hiện nay.
 
2.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 
2.1. Vật liệu

Thí nghiệm (TN) trên tông sô' 200 gà Ross 308 1 ngày tuổi, bô' trí ngẫu nhiên vào 2 nghiệm thức (NT) đôì chứng (ĐC) và TN. Mỗi NT lặp lại 10 lần, mỗi lần lặp lại là 1 ô chuồng có 10 gà thịt. Nghiệm thức ĐC sử dụng kháng sinh enramycin (Enradin F80) với hàm lượng enramycin trong sản phẩm thương mại là 8%, liều dùng theo khuyên cáo là 100 mg/kg thức ăn (TA) được pha thành dung dịch và phun trộn vào TA. Nghiệm thức TN sử dụng sodium butyrate dưới dạng muôi hai hệ đệm, hàm lượng sodium butyrate là 54%, được pha thành dung dịch và phun trộn vào TA. Sản phẩm được cung câ'p bởi công ty Broc Nutrition (Pháp).

Địa điểm thực hiện tại trại gà tại Trại gà thịt thương phẩm thuộc xã Trung An, thành phô' Mỹ Tho, tình Tiền Giang, từ tháng 01/2021 đến tháng 3/2021.

2.2. Phương pháp
Các đơn vị TN được bô' trí xen kẽ để đảm bảo điều kiện đồng đều ở cả 2 NT. Thức ăn được cung cấp hàng ngày đúng theo quy trình cho ăn của trại. Gà được cho ăn TA và ương nước tự do trong suốt quá trình nuôi dưỡng. Gà được tiêm phòng theo đúng lịch tiêm phòng của trại.

Các dữ liệu căn bản về TA và sức khỏe đàn gà được thu thập hàng ngày bao gồm: Phân tích thành phần dinh dưỡng thức ăn (DDTA), lượng thức ăn ăn vào (LTAAV), cân khôi lượng (KL) gà qua từng thời điểm 1, 10, 21 và 42 ngày tuổi (NT), ghi nhận tỷ lệ chết và loại thải, hệ sô' chuyển hóa thức ăn (FCR), tình hình sức khỏe gà. Khi kê't thúc TN, tiến hành mổ khảo sát 6 gà/NT (3 trôhg và 3 mái) để đánh giá châ't lượng quầy thịt theo phưong pháp xác định châ't lượng quầy thịt được mô tả bởi Park và ctv (2021).

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khấu phân thức ăn

Thức ăn dùng trong thử nghiệm được sản xuâ't bởi công ty thức ăn chăn nuôi đang lưu hành trên thị trường, dạng TA tùy theo giai đoạn ăn của gà thịt, đảm bảo đáp ling đủ nhu cầu của gà. Thức ăn căn bản được dùng chung cho cả 2 NT ĐC và TN, các sản phẩm kháng sinh và sodium butyrate được bổ sung vào TA ăn hàng ngày theo đúng liều lượng khuyên cáo.

Khôi lượng gà thí nghiệm

Khôi lượng gà được trình bày trong bảng 2 cho thây khi so sánh trực tiếp hai NT bổ sung kháng sinh và bổ sung sodium butyrate vào thức ăn thì KL gà TN có khuynh hướng tăng trên NT bô sung sodium butyrate, nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt thôrìg kê (P>0,05). Ruột non đóng vai trò chính trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ các châ't dinh dưỡng. Ruột non khỏe mạnh là điều cần thiết để đạt được hiệu quả sử dụng thức ăn tô'i ưu và tăng trưởng tô't hơn (Elnesr và ctv, 2020). Sodium butyrate dễ dàng chuyển đổi thành axit butyric trong đường tiêu hóa, nơi nó cải thiện sức khỏe đường ruột bằng cách giảm phản ứng viêm ruột (Jiang và ctv, 2015; Zou và ctv, 2019) và bảo vệ chức năng hàng rào ruột (bao gồm sửa chữa niêm mạc ruột, tái tạo niêm mạc mới (Song và ctv, 2017; Zou và ctv, 2019), điều hòa chức năng miễn dịch của ruột (Bortoluzzi và ctv, 2017; Tian và ctv, 2017) và kích thích bài tiết mucin (Finnie và ctv, 2017; Gonzalez-Ortiz và ctv, 2019) và peptite kháng khuẩn (Sunkara và ctv, 2011; Beisner và ctv, 2021) nhờ đó giúp tăng năng suâ't sinh trưởng của gia cầm (Song và ctv, 2017; Lan và ctv, 2020).

Nhiều nghiên cứu về sử dụng sodium butyrate trên gà chỉ ra rằng sodium butyrate có tác dụng cải thiện tăng KL trên gà TN (Bortoluzzi và ctv, 2017; Chamba và ctv, 2014; Liu và ctv, 2017; Lan và ctv, 2020a; Lan và ctv, 2020b), Nghiên cứu của Zhao và ctv (2022) cho thâỳ rằng, bổ sung sodium butyrate liều 1.000 g/tâh TA cho thấy tác dụng tích cực trên năng suất chăn nuôi, đặc biệt là KL xuâ't chuồng.
Tuy nhiên, trong TN này, chưa có sự khác biệt
rõ rệt.

Xét về khả năng thay thế kháng sinh thì sodium butyrate hoàn toàn có thê’ thay thế kháng sinh enramycin sử dụng trong TN bởi kết quả ở 2 NT là tương tự nhau. Điều này mang ý nghĩa thực tiễn trong việc tìm kiếm hoạt chất thay thế kháng sinh, giảm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, góp phần giảm đề kháng kháng sinh trong tương lai mà không ảnh hưởng đêh năng suâ't chăn nuôi.
 
Có nhiều loại sodium butyrate trên thị trường nhưng sản phẩm sodium butyrate hai hệ đệm sử dụng trong TN này được thiết kế với mục đích dùng hệ muôi đệm để bảo vệ butyrate lướt qua dạ dày và phóng thích đúng vị trí ruột non, giúp đem năng lượng nuôi hệ vi nhung mao ở ruột non, tăng chiều dài lông nhung ruột, giúp hấp thu dưỡng chất hiệu quả hơn.
 

Tăng khôi lượng trung bình trên ngày

Tăng khối lượng trung bình ngày cũng tương đương nhau giữa hai NT, dù KL tích luỹ toàn giai đoạn có khuynh hướng tăng nhưng không có ý nghĩa thống kê khi so sánh hai NT với giá trị P>0,05. Vai trò của kháng
sinh trong TA chăn nuôi là cải thiện tầng khối lượng tích luỹ, sodium butyrate cũng đem lại hiệu quả tương đương xét riêng trong TN này.

 

Hệ số chuyên hóa thức ăn

Hệ sô' chuyển hóa thức ăn (FCR) được tính theo số kg TA tiêu tô'n cho 1kg TKL. Sau toàn thời gian TN, FCR của gà không có sự khác biệt giữa hai NT sử dụng kháng sinh và sử dụng sodium butyrate, kê cà tính riêng cho từng giai đoạn hoặc tính chung cho toàn bộ TN. Giá trị p sau khi sử lý thông kê đều >0,05. Đôì với chuẩn gà Ross 308, FCR đạt mức 1,55-1,57 là tối ưu, đạt cao hơn mức chuẩn của giôhg gà này.

 

Lượng thức ăn thu nhận
 
Lượng thức ăn thu nhận trong cả hai nghiệm thức đểu đạt mức độ tối ưu và không có sự khác biệt giữa hai nghiệm thức. Bổ sung kháng sinh trong thức ăn hoặc sodium butyrate đều cho lượng thức ăn thu nhận tương tự nhau.
 

Tỷ lệ chết và loại thải

Tỷ lệ chết và loại thải của gà được trình bày trong bảng 5 cho thâỷ gà không có triệu chứng của bệnh liên quan đến tiêu hóa, tỷ lệ chết và loại thải của gà chủ yêù là do gà bị viêm khớp khi KL cơ thể lớn, di chuyển khó khăn.

 

Kết quả cho thâỳ tỷ lệ gà chết ở nghiệm thức sử dụng kháng sinh có cao hơn so với nghiệm thức sử dụng sodium butyrate, tuy nhiên, sự khác biệt chưa có ý nghĩa về mặt thống kê P>0,05.
 
Chất lượng quày thịt
 
Sau khi kết thúc TN, mỗi NT chọn 6 gà (3 trông và 3 mái) để tiến hành mổ khảo sát các phần thân thịt được cân và tính toán chi tiết bảng 6.

Tỷ lệ quầy thịt tổng quát nhìn chung thịt trên xương ức và tỷ lệ thịt trên xương không có nhiều khác biệt, tuy nhiên tỷ lệ đùi có sự chênh lệch nhau rõ nét giữa hai NT sử dụng kháng sinh và sodium butyrate. Nhìn chung, khi sử dụng sodium butyrate trong khẩu phần TA cho gà thịt đã cho tỷ lệ thịt ức và thịt đùi tăng so với sử dụng kháng sinh. Nghiên cứu của (Leeson và ctv, 2005; Namkung và ctv, 2011) trên gà khi cho ăn khẩu phần bổ sung sodium butyrate cho thây có sự tăng năng suâ't và tăng KL thịt ức. Thật vậy, do butyrate tác động trên nhiều hướng, giúp chuyển hóa chất béo, tăng cơ (Heimann và ctv, 2015). Có những giả thiết cho rằng, do sodium butyrate giúp điều chỉnh sự phát triển tế bào và lập trình biệt hóa tế bào, tác động lên sợi cơ và châ't lượng quầy thịt (Liang và ctv, 2010; Mali và ctv, 2010; Berni và ctv, 2012; Wu và ctv, 2020).

 

 

4. KẾT LUẬN

Thí nghiệm so sánh thức ăn bô sung kháng sinh và thức ăn bổ sung sodium butyrate hai hệ đệm đã cho kết quả chứng minh sodium butyrate hoàn toàn có thể thay thế được kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi bởi đem lại kết quả tương đương với sử dụng kháng sinh. Ngoài ra, một sô' chỉ tiêu còn đem lại kết quả vượt trội hơn như tỷ lệ quầy thịt và tỷ lệ chết. Điều này hứa hẹn mang đến lợi nhuận cho người chăn nuôi.

Ngoài ra, với mục tiêu giảm và ngưng sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi gia cầm đê’ giảm đề kháng
kháng sinh và an toàn thực phẩm, giải pháp
sử dụng sodium butyrate là giải pháp khả thi, dễ thực hiện và đem lại lợi ích kinh tế cho người chăn nuôi gia cầm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adil S., Banday T., Bhat G.A., Mir M.S. and Rehman M. (2010). Effect of dietary supplementation of organic acids on performance, intestinal histomorphology, and serum biochemistry of broiler chicken. Vet. Med. Int., Pp 479-85.
2. Barcelo D. (2007). Pharmaceutical-residue analysis. Trends Anal Chem., 26: 454-55.
3. Beisner J., Filipe R.L., Kaden-Volynets V., stolzer I., Giinther c. and Bischoff s.c. (2021). Prebiotic Inulin and Sodium Butyrate Attenuate Obesity-Induced Intestinal Barrier Dysfunction by Induction of Antimicrobial Peptides. Front. Immunol., 12: 1-18.
13. Dibner J.J. and Richards J.D. (2005). Antibiotic growth promoters in agriculture: history and mode of action. Poul. Sci., 84: 634-43.
14. Elnesr S.S., Alagawany M., Elwan H.A.M., Fathi M.A. and Farag M.R. (2020). Effect of Sodium Butyrate on Intestinal Health of Poultry—A Review. Ann. Anim. Sci., 20: 29-41.
15. Engberg R.M., Hedemann M.S., Leser T.D. and Jensen B.B. (2000). Effect of zinc bacitracin and salinomycin on intestinal microflora and performance of broilers. Poul. Sci., 79:1311-19.
16. ESVAC (2017). Sales of veterinary antimicrobial agents in 30 european countries in 2015. Trends from 2010 to 2015. Seventh Esvac Report. Ema/184855/2017.
17. Flint H.J., Scott K.P., Louis p. and Duncan S.H. (2012). The role of the gut microbiota in nutrition and health. Nature reviews Gastroenterol. Hepatol., 9(10): 577-89.
18. Harms R.H., Ruiz N. and Miles R.D. (2014). Influence of virginiamycin on broilers fed four levels of energy. Poul. Sci., 65: 1984-86.
19. Heimann E., Nyman M. and Degerman E. (2015). Propionic acid and butyric acid inhibit lipolysis and de novo lipogenesis and increase insulin-
stimulated glucose uptake in primary rat adipocytes. Adipocyte, 4(2): 81-88.
20. Hu z. and Guo Y. (2007). Effects of dietary sodium butyrate supplementation on the intestinal morphological structure, absorptive function and gut flora in chickens. Anim. Feed Sci. Technol., 132: 240-49.
21. Jiang Y., Zhang w., Gao, F. and Zhou G. (2015). Effect of Sodium Butyrate on Intestinal Inflammatory Response to Lipopolysaccharide in Broiler Chickens. Can. J. Anim. Sci., 95:389-95.
22. Khodambashi E.N., Samie A., Rahmani H.R. and Ruiz-Feria C.A. (2012). The effect of peppermint essential Oil and fructooligosaccharides, as alternatives to virgin-iamycin, on growth performance, digestibility, gut morphology and immune response of male broilers. Anim. Feed Sci. Technol., 175: 57-64.
23. Lan R.X., Li S.Q., Zhao Z. and An L.L. (2020a). Sodium Butyrate as an Effective Feed Additive to Improve Growth Performance and Gastrointestinal Development in Broilers. Vet. Med. Sci., 6: 491-99.
24. Lan R.X., Li S.Q., Chang Q., An L. and Zhao z. (2020b). Sodium Butyrate Enhances Growth Performance and Intestinal Development in Broilers. Czech J. Anim. Sci., 65:1-12.
25. Lee K.W., Ho H.Y., Lee S.H., Jang S.I., Park M.S. and Bautista D.A. (2012). Effects of anti- coccidial and antibiotic growth promoter programs on broiler performance and immune status. Res. Vet. Sci., 93: 721-28.
26. Leeson   s.,   Namkung   H.,   Antongiovanni   M. and Lee E.H. (2005). Effect of butyric acid on the performance and carcass yield of broiler chickens. Poul. Sci. 84(9): 1418-22.
27. Liang G., Taranova o., Xia K. and Zhang Y. (2010). Butyrate promotes induced pluripotent stem cell generation. J. Biol. Chem., 285(33): 25516-21.
28. Liu J.D., Bayir H.O., Cosby D.E., Cox N.A., Williams S.M. and Fowler J. (2017). Evaluation of encapsulated sodium butyrate on growth performance, energy digestibility, gut development, and salmonella colonization in broilers. Poul. Sci., 96: 3638-44.
29. Mali p., Chou B.K., Yen J., Ye z., Zou J., Dowey s. , Brodsky R.A., Ohm J.E., Yu w. and Baylin S.B. (2010). Butyrate greatly enhances derivation of human induced pluripotent stem cells by promoting epigenetic remodeling and the expression of pluripotency-associated genes. Ste. Cells, 28(4): 713-20.
30. Namkung H., Yu H., Gong J. and Leeson s. (2011). Antimicrobial activity of butyrate glycerides toward Salmonella typhimurium and Clostridium perfringens. Poul. Sci., 90(10): 2217-22.
31. Park S.Y., Byeon D.S., Kim G.w. and Lim H.Y. (2021). Carcass and retail meat cuts quality properties of broiler chicken meat based on the slaughter age. J. Anim. Sci. Technol., 63(1): 180-90.
32. Qaisrani s., Van K.M., Kwakkel R., Verstegen M. and Hendriks w. (2015). Diet structure, butyric acid, and fermentable carbohydrates influence growth performance, gut morphology, and cecal fermentation characteristics in broilers. Poul. Sci., 94: 2152-64.
33. Sauer J., Richter K.K. and Pool-Zobel B.L. (2007). Physiological concentrations of butyrate favorably modulate genes of oxidative and metabolic stress in primary human colon cells. J. Nut. Biochemistry, 18(11): 736-45.
34. Singh p., Karimi A., Devendra K., Waldroup P.W., Cho K.K. and Kwon Y.M. (2013). Influence of penicillin on microbial diversity of the cecal microbiota in broiler chickens. Poul. Sci., 92: 272-76.
35. Smulikowska s., Czerwin 'Ski J., Mieczkowska A. and Jankowiak J. (2009). The effect of fat-coated organic acid salts and a feed enzyme on growth performance, nutrient utilization, microflora activity, and morphology of the small intestine in broiler chickens. J. Anim. Feed Sci., 18(3): 478-89.
36. Song B., Li H., Wu Y., Zhen w., Wang z., Xia z. and GuoY. (2017). Effect of microencapsulated sodium butyrate dietary supplementation on growth performance and intestinal barrier function of broiler chickens infected with necrotic enteritis. Anim. Feed Sci. Technol., 232: 6-15.
37. Sunkara L.T., Achanta M., Schreiber N.B., Bommineni Y.R., Dai G., Jiang w., Lamont s., Lillehoj H.S., Beker
A. and Teeter R.G. (2011). Butyrate enhances disease resistance of chickens by inducing antimicrobial host defense peptide gene expression. PLoS ONE, 6: 27225.
38. Tian L., Zhou X.Q., Jiang W.D., Liu, Y., Wu p., Jiang J., Kuang S.Y., Tang L., Tang W.N. and zhang Y.A. (2017). Sodium butyrate improved intestinal immune function associated with nf-Kappa b and p38mapk signalling pathways in young grass carp (Ctenopharyngodon idella). Fish Shellfish Immunol., 66: 548-63.
39. Torok V.A., Allison G.E., Percy NJ., Ophel-Keller K. and Hughes RJ. (2011). Influence of antimicrobial feed additives on broiler commensal posthatch gut microbiota development and performance. Appl Environ Microbiol., 77: 3380-90.
40. Wu Y., Wang Y., Wu w, Yin D., Sun X., Guo X., Chen J., Mahmood T., Yan L. and Yuan J. (2020). Effects of nicotinamide and sodium butyrate on meat quality and muscle ubiquitination degradation genes in broilers reared at a high stocking density. Poul. Sci., 99(3): 1462-70.
41. Zhao H., Bai H., Deng E, Zhong R., Liu L., Chen L. and Zhang H. (2022). Chemically protected sodium butyrate improves growth performance and early development and function of small intestine in broilers as one effective substitute f antibiotics. Antibiotics, 11(132): 120-32.
42. Zhou D., Pan Q., Xin F.Z., Zhang R.N., He C.X., Chen G.Y., Liu c., Chen Y.w. and Fan J.G. (2017). Sodium butyrate attenuates high-fat diet-induced steatohepatitis in mice by improving gut microbiota and gastrointestinal barrier. World J. Gastroenterol., 23: 60-75.
43. Zou X., Ji J., Qu H., Wang J., Shu D.M., Wang Y., Liu T.F., Li Y. and Luo C.L. (2019). Effects of sodium butyrate on intestinal health and gut microbiota composition during intestinal inflammation progression in broilers. Poul. Sci., 98: 4449-

 
 
 
Liên hệ cho chúng tôi qua Zalo
Liên hệ cho chúng tôi qua Facebook
Liên hệ cho chúng tôi qua Youtube
Liên hệ cho chúng tôi qua Tiktok
Liên hệ cho chúng tôi qua Hotline