DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI CẬN KỀ VIỆT NAM – PHÒNG CHỐNG HAY LÀ CHẾT
Dịch tả lợn Châu Phi cận kề Việt Nam - Phòng chống hay là chết
Theo các chuyên gia trong nước và quốc tế, dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) lây lan nhanh chủ yếu là do yếu tố con người.
Về bản chất, virus gây bệnh DTLCP không có tính chất tự lây lan, phát tán nhanh như một số mầm bệnh khác (LMLM, lợn tai xanh hay dịch tả lợn cổ điển). Thực tế từ các nước đã từng có DTLCP cho thấy, bệnh này lây lan chủ yếu do có yếu tố của con người tác động như việc vận chuyển lợn và các sản phẩm bệnh, nghi mắc bệnh từ nơi này sang nơi khác. Theo TS Mateo del Pozo, diễn biến của DTLCP ở nhiều nước trong thời gian qua cho thấy, có 2 đường lây lan chính: thức ăn thừa của người mà trong đó có thành phần thịt lợn được đem cho lợn ăn; lây lan trực tiếp.
Theo các chuyên gia trong nước và quốc tế, dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) lây lan nhanh chủ yếu là do yếu tố con người.
Về bản chất, virus gây bệnh DTLCP không có tính chất tự lây lan, phát tán nhanh như một số mầm bệnh khác (LMLM, lợn tai xanh hay dịch tả lợn cổ điển). Thực tế từ các nước đã từng có DTLCP cho thấy, bệnh này lây lan chủ yếu do có yếu tố của con người tác động như việc vận chuyển lợn và các sản phẩm bệnh, nghi mắc bệnh từ nơi này sang nơi khác. Theo TS Mateo del Pozo, diễn biến của DTLCP ở nhiều nước trong thời gian qua cho thấy, có 2 đường lây lan chính: thức ăn thừa của người mà trong đó có thành phần thịt lợn được đem cho lợn ăn; lây lan trực tiếp.
Ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y, cho rằng, mối nguy lớn nhất về việc virus gây bệnh DTLCP xâm nhiễm vào Việt Nam đến từ hoạt động nhập lậu lợn, sản phẩm thịt lợn qua đường biên giới phía Bắc.
Bởi vậy, trong các giải pháp mà Cục Thú y đã đưa ra nhằm ngăn chặn DTLCP xâm nhiễm vào Việt Nam, việc kiểm soát sự lây lan do hoạt động của con người được đưa lên hàng đầu.
Theo đó, Cục Thú y đã đề xuất Ban chỉ đạo 389 và UBND các tỉnh phía Bắc tập trung ngăn chặn, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam; tổ chức kiểm soát các phương tiện và khách du lịch Trung Quốc có thể mang thịt lợn, kể cả các sản phẩm thịt lợn đã qua chế biến chín trong quá trình đi du lịch sang Việt Nam.
Cục Thú y cũng đề xuất Bộ GT-VT và các hãng hàng không về việc yêu cầu các hành khác đi trên các phương tiện giao thông, máy bay từ nước đang có DTLCP phải khai báo và tiêu hủy các sản phẩm thịt lợn nếu họ mang theo. Vừa qua, Hàn Quốc đã thu giữ khoảng 150 kg thịt lợn đã qua chế biến chín do người Trung Quốc mang theo khi đi máy bay sang Hàn Quốc. Xét nghiệm cho thấy đã phát hiện 2 mẫu trong 4 kg thịt lợn đã qua chế biến chín có virus gây bệnh DTLCP. Các nước và các tổ chức quốc tế như OIE, FAO, cảnh báo thịt lợn, kể cả các sản phẩm đã qua chế biến chín là một trong những nguyên nhân chính làm lây lan dịch bệnh.
Người chăn nuôi và cộng đồng cần thực hiện theo những khuyến cáo sau: Không vận chuyển, sử dụng hoặc tiếp tay cho việc vận chuyển lợn và các sản phẩm bệnh, nghi mắc bệnh từ nơi này sang nơi khác, đặc biệt từ nước đã và đang có DTLCP; việc vận chuyển và sử dụng sản phẩm thịt lợn đã qua chế biến chín từ các nước có DTLCP cũng có thể làm lây lan dịch bệnh; không tham gia, tiếp tay cho việc vận chuyển lợn, sản phẩm lợn trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam.
Bất kỳ khi nào có lợn bệnh, nghi bị bệnh, bị chết nghi do bệnh, cần báo ngay cho nhân viên thú y xã, chính quyền và cơ quan thú y nơi gần nhất. Việc dấu dịch, giữ lợn bệnh để điều trị là một trong những nguyên nhân dẫn đến dịch bùng phát, khó kiểm soát.
Cục Thú y đề nghị Sở NN-PTNT các tỉnh, TP, chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan của địa phương hướng dẫn người chăn nuôi và thú y cơ sở tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn tại địa phương. Nếu phát hiện lợn bệnh với các triệu chứng bệnh tích điển hình của bệnh DTLCP, lợn chết không rõ nguyên nhân hoặc lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, vận chuyển trái phép thì cần lấy mẫu (trước khi tiêu hủy theo quy định của pháp luật) gửi đến Chi cục Thú y vùng quản lý địa bàn hoặc Trung tâm Chẩn đoán thú y TƯ để chẩn đoán, xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh. Việc giám sát lâm sàng cần tập trung vào đối tượng các đàn lợn tại các địa phương giáp biên giới và tại các địa phương có nhiều khách du lịch, phương tiện vận chuyển đến từ nước đang có DTLCP…
Bởi vậy, trong các giải pháp mà Cục Thú y đã đưa ra nhằm ngăn chặn DTLCP xâm nhiễm vào Việt Nam, việc kiểm soát sự lây lan do hoạt động của con người được đưa lên hàng đầu.
Theo đó, Cục Thú y đã đề xuất Ban chỉ đạo 389 và UBND các tỉnh phía Bắc tập trung ngăn chặn, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam; tổ chức kiểm soát các phương tiện và khách du lịch Trung Quốc có thể mang thịt lợn, kể cả các sản phẩm thịt lợn đã qua chế biến chín trong quá trình đi du lịch sang Việt Nam.
Cục Thú y cũng đề xuất Bộ GT-VT và các hãng hàng không về việc yêu cầu các hành khác đi trên các phương tiện giao thông, máy bay từ nước đang có DTLCP phải khai báo và tiêu hủy các sản phẩm thịt lợn nếu họ mang theo. Vừa qua, Hàn Quốc đã thu giữ khoảng 150 kg thịt lợn đã qua chế biến chín do người Trung Quốc mang theo khi đi máy bay sang Hàn Quốc. Xét nghiệm cho thấy đã phát hiện 2 mẫu trong 4 kg thịt lợn đã qua chế biến chín có virus gây bệnh DTLCP. Các nước và các tổ chức quốc tế như OIE, FAO, cảnh báo thịt lợn, kể cả các sản phẩm đã qua chế biến chín là một trong những nguyên nhân chính làm lây lan dịch bệnh.
Người chăn nuôi và cộng đồng cần thực hiện theo những khuyến cáo sau: Không vận chuyển, sử dụng hoặc tiếp tay cho việc vận chuyển lợn và các sản phẩm bệnh, nghi mắc bệnh từ nơi này sang nơi khác, đặc biệt từ nước đã và đang có DTLCP; việc vận chuyển và sử dụng sản phẩm thịt lợn đã qua chế biến chín từ các nước có DTLCP cũng có thể làm lây lan dịch bệnh; không tham gia, tiếp tay cho việc vận chuyển lợn, sản phẩm lợn trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam.
Bất kỳ khi nào có lợn bệnh, nghi bị bệnh, bị chết nghi do bệnh, cần báo ngay cho nhân viên thú y xã, chính quyền và cơ quan thú y nơi gần nhất. Việc dấu dịch, giữ lợn bệnh để điều trị là một trong những nguyên nhân dẫn đến dịch bùng phát, khó kiểm soát.
Cục Thú y đề nghị Sở NN-PTNT các tỉnh, TP, chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan của địa phương hướng dẫn người chăn nuôi và thú y cơ sở tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn tại địa phương. Nếu phát hiện lợn bệnh với các triệu chứng bệnh tích điển hình của bệnh DTLCP, lợn chết không rõ nguyên nhân hoặc lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, vận chuyển trái phép thì cần lấy mẫu (trước khi tiêu hủy theo quy định của pháp luật) gửi đến Chi cục Thú y vùng quản lý địa bàn hoặc Trung tâm Chẩn đoán thú y TƯ để chẩn đoán, xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh. Việc giám sát lâm sàng cần tập trung vào đối tượng các đàn lợn tại các địa phương giáp biên giới và tại các địa phương có nhiều khách du lịch, phương tiện vận chuyển đến từ nước đang có DTLCP…
Thái Lan ngăn chặn lợn, sản phẩm thịt lợn nhập lậu Để ngăn chặn sự xâm nhiễm của bệnh DTLCP, Cục Chăn nuôi Thú y Thái Lan đã ban hành nhiều giải pháp đề phòng và kiểm soát, trong đó có việc ngăn chặn từ biên giới. Cụ thể như sau: Nghiêm ngặt kiểm tra việc nhập lậu lợn và sản phẩm thịt lợn từ khu vực biên giới với các nước láng giềng bằng cách phối hợp với chính quyền địa phương và lực lương biên phòng; tăng cường huấn luyện chó nghiệp vụ trong việc kiểm soát đường biên giới với các nước láng giềng, đường hàng không quốc tế, nhằm kiểm tra phát hiện việc nhập lậu các sản phẩm từ lợn; hoãn việc nhập khẩu lợn sống và sản phẩm từ lợn từ Trung Quốc, bao gồm cả những nước có dịch bệnh DTLCP, ít nhất là 90 ngày; kiểm tra ngẫu nhiên các mẫu sản phẩm từ lợn nhập khẩu từ các nước láng giềng và các nước khác để giám sát dịch bệnh; thực hiện các giải pháp khử trùng khu vực đường biên giới với các nước láng giềng; tăng cường tìm kiếm thông tin để ngăn ngừa việc nhập lậu lợn cai sữa từ các nước láng giềng nhằm làm lợn quay phục vụ tiêu dùng trong nước. |