CẤM SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH TRONG CHĂN NUÔI VÀ THUỶ SẢN NĂM 2020
Cấm sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi và thủy sản năm 2020
Bà Nguyễn Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Thú y, Bộ NN&PTNT cho biết, hiện nay, không chỉ xảy ra tình trạng lạm dụng kháng sinh ở người mà trong chăn nuôi tình trạng này cũng rất phức tạp. Đáng nói, tồn dư kháng sinh trong các sản phẩm động vật, thủy sản thực phẩm) cũng là thủ phạm gây nên tình trạng kháng kháng sinh ở người, để lại những hậu quả khó lường và ngày càng có xu hướng lan rộng.
Tồn dư kháng sinh trong thực phẩm đang là mối nguy cho sức khỏe con người
Bà Nguyễn Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Thú y, Bộ NN&PTNT cho biết, hiện nay, không chỉ xảy ra tình trạng lạm dụng kháng sinh ở người mà trong chăn nuôi tình trạng này cũng rất phức tạp. Đáng nói, tồn dư kháng sinh trong các sản phẩm động vật, thủy sản thực phẩm) cũng là thủ phạm gây nên tình trạng kháng kháng sinh ở người, để lại những hậu quả khó lường và ngày càng có xu hướng lan rộng.
Tồn dư kháng sinh trong thực phẩm đang là mối nguy cho sức khỏe con người
Lạm dụng kháng sinh để kích thích sinh trưởng
Theo khảo sát mới đây của Cục Thú y đối với 208 trang trại chăn nuôi gia cầm ở Tiền Giang, mức sử dụng kháng sinh rất cao. Cụ thể, lượng kháng sinh trên đầu gia cầm ở đây cao gấp 6 lần so với mức ghi nhận được ở một số nước châu Âu. Trong đó, 84% kháng sinh được sử dụng với mục đích phòng bệnh. Không chỉ vậy, việc sử dụng thức ăn chăn nuôi có trộn sẵn thuốc kháng sinh cũng chiếm tỷ lệ cao. Trong mỗi chu kỳ chăn nuôi, 72% số trang trại đều sử dụng ít nhất 1 loại kháng sinh để phòng bệnh và trị bệnh hoặc kích thích tăng trưởng. Trong ngành chăn nuôi lợn, kháng sinh cũng bị lạm dụng với con số 286,6 mg hoạt chất kháng sinh/kg lợn hơi.
Còn theo ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, nhiều năm nay, chúng ta vẫn cho phép sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và thủy sản, nhằm mục đích kích thích sinh trưởng và phòng trừ dịch bệnh. Tuy nhiên, việc này chính là nguyên nhân làm gia tăng sự hiện diện của các vi khuẩn kháng thuốc. Nóng bỏng nhất hiện nay là tình trạng bán thuốc kháng sinh không theo đơn, trộn kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi một cách bừa bãi. Tồn dư kháng sinh trong thực phẩm đang đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe của con người.
Có 3 loại kháng sinh đang lưu hành trên thị trường gồm: kháng sinh chỉ dành riêng cho người, kháng sinh chỉ dành cho động vật và kháng sinh dành cho cả người lẫn động vật… “Vài năm gần đây, chúng ta đã ngăn chặn được tình trạng sử dụng chất cấm nhưng tiến tới cũng phải kiểm soát việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và thủy sản”, ông Nguyễn Xuân Dương kiến nghị.
Kiến nghị sửa luật để quản kháng sinh
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho biết, Việt Nam đang hướng tới đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng hiện đại và xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi ra các nước. Vì vậy, vấn đề kiểm soát dư lượng kháng sinh trong chăn nuôi là rất cấp thiết. Bộ NN&PTNT đã đề xuất triển khai kế hoạch hành động quốc gia về quản lý và sử dụng các loại kháng sinh, phòng chống hiện tượng kháng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam. Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả kế hoạch này, cần phải có sự vào cuộc tích cực của các cơ quan gồm Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ TN-MT và UBND các tỉnh, thành phố cũng như kêu gọi hỗ trợ, hợp tác quốc tế, sự tham gia của các viện nghiên cứu… nhằm giảm sử dụng kháng sinh và ngăn ngừa các mối đe dọa từ kháng kháng sinh.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, Việt Nam sẽ chỉ cho phép sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi hết năm 2017 và từ năm 2018 sẽ cấm sử dụng, chỉ cho phép sử dụng trong phòng và chữa bệnh. Theo lộ trình, từ năm 2020 trở đi, sẽ dừng hẳn việc sử dụng kháng sinh, kể cả trong chữa bệnh và trong thức ăn chăn nuôi. Danh mục kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi từ 43 loại trước đây nay cắt giảm chỉ còn 15 loại và cũng chỉ được phép sử dụng đến ngày 31-12-2017.
Theo khảo sát mới đây của Cục Thú y đối với 208 trang trại chăn nuôi gia cầm ở Tiền Giang, mức sử dụng kháng sinh rất cao. Cụ thể, lượng kháng sinh trên đầu gia cầm ở đây cao gấp 6 lần so với mức ghi nhận được ở một số nước châu Âu. Trong đó, 84% kháng sinh được sử dụng với mục đích phòng bệnh. Không chỉ vậy, việc sử dụng thức ăn chăn nuôi có trộn sẵn thuốc kháng sinh cũng chiếm tỷ lệ cao. Trong mỗi chu kỳ chăn nuôi, 72% số trang trại đều sử dụng ít nhất 1 loại kháng sinh để phòng bệnh và trị bệnh hoặc kích thích tăng trưởng. Trong ngành chăn nuôi lợn, kháng sinh cũng bị lạm dụng với con số 286,6 mg hoạt chất kháng sinh/kg lợn hơi.
Còn theo ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, nhiều năm nay, chúng ta vẫn cho phép sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và thủy sản, nhằm mục đích kích thích sinh trưởng và phòng trừ dịch bệnh. Tuy nhiên, việc này chính là nguyên nhân làm gia tăng sự hiện diện của các vi khuẩn kháng thuốc. Nóng bỏng nhất hiện nay là tình trạng bán thuốc kháng sinh không theo đơn, trộn kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi một cách bừa bãi. Tồn dư kháng sinh trong thực phẩm đang đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe của con người.
Có 3 loại kháng sinh đang lưu hành trên thị trường gồm: kháng sinh chỉ dành riêng cho người, kháng sinh chỉ dành cho động vật và kháng sinh dành cho cả người lẫn động vật… “Vài năm gần đây, chúng ta đã ngăn chặn được tình trạng sử dụng chất cấm nhưng tiến tới cũng phải kiểm soát việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và thủy sản”, ông Nguyễn Xuân Dương kiến nghị.
Kiến nghị sửa luật để quản kháng sinh
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho biết, Việt Nam đang hướng tới đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng hiện đại và xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi ra các nước. Vì vậy, vấn đề kiểm soát dư lượng kháng sinh trong chăn nuôi là rất cấp thiết. Bộ NN&PTNT đã đề xuất triển khai kế hoạch hành động quốc gia về quản lý và sử dụng các loại kháng sinh, phòng chống hiện tượng kháng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam. Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả kế hoạch này, cần phải có sự vào cuộc tích cực của các cơ quan gồm Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ TN-MT và UBND các tỉnh, thành phố cũng như kêu gọi hỗ trợ, hợp tác quốc tế, sự tham gia của các viện nghiên cứu… nhằm giảm sử dụng kháng sinh và ngăn ngừa các mối đe dọa từ kháng kháng sinh.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, Việt Nam sẽ chỉ cho phép sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi hết năm 2017 và từ năm 2018 sẽ cấm sử dụng, chỉ cho phép sử dụng trong phòng và chữa bệnh. Theo lộ trình, từ năm 2020 trở đi, sẽ dừng hẳn việc sử dụng kháng sinh, kể cả trong chữa bệnh và trong thức ăn chăn nuôi. Danh mục kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi từ 43 loại trước đây nay cắt giảm chỉ còn 15 loại và cũng chỉ được phép sử dụng đến ngày 31-12-2017.
Theo lãnh đạo Bộ NN&PTNT, cái khó hiện nay là Bộ NN&PTNT cấp phép nhập khẩu, sản xuất một số loại kháng sinh trong chăn nuôi nhưng có loại lại do Bộ Y tế quản lý, cấp phép. Do vậy, để việc quản lý kháng sinh một cách chặt chẽ, đòi hỏi hai bộ đều phải cùng vào cuộc. Bộ NN&PTNT cũng sẽ đề nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung mới vào hệ thống pháp luật hiện hành.