CẤM CYSTEAMINE TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM TẠI VIỆT NAM
Ngày 16/1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quyết định bổ sung chất Cysteamine vào Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh ...
Ngày 16/1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quyết định bổ sung chất Cysteamine vào Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam.
Trước đó, theo Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian qua tình trạng sử dụng chất cấm Salbutamol trong chăn nuôi đã cơ bản được khống chế.
Tuy nhiên, các cơ sở chăn nuôi lại chuyển sang dùng chất Cysteamine thay thế.
Ông Nguyễn Văn Việt, Chánh thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thời gian qua, việc sử dụng Cysteamine tương đối phổ biến từ Bắc tới Nam.
Lực lượng chức năng đã liên tục phát hiện ra các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi và cả người chăn nuôi sử dụng Cysteamine.
Theo ông Nguyễn Văn Việt, những nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi nhỏ, sử dụng chất Cysteamine thì sản phẩm bán rất chạy.
Như vậy, tạo ra bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp với nhau. Trong khi đó, với những doanh nghiệp sử dụng Cysteamine chế tài xử phạt tương đối nhẹ (15-20 triệu đồng).
Ông Việt cho rằng, việc cấm chất Cysteamine sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam hơn, nhất là đang chú trọng vào sản xuất sạch, an toàn.
Bà Nguyễn Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Thú y cũng cho biết, hiện nay, Cục Thú y không cho phép nhập Cysteamine./.
Trước đó, theo Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian qua tình trạng sử dụng chất cấm Salbutamol trong chăn nuôi đã cơ bản được khống chế.
Tuy nhiên, các cơ sở chăn nuôi lại chuyển sang dùng chất Cysteamine thay thế.
Ông Nguyễn Văn Việt, Chánh thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thời gian qua, việc sử dụng Cysteamine tương đối phổ biến từ Bắc tới Nam.
Lực lượng chức năng đã liên tục phát hiện ra các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi và cả người chăn nuôi sử dụng Cysteamine.
Theo ông Nguyễn Văn Việt, những nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi nhỏ, sử dụng chất Cysteamine thì sản phẩm bán rất chạy.
Như vậy, tạo ra bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp với nhau. Trong khi đó, với những doanh nghiệp sử dụng Cysteamine chế tài xử phạt tương đối nhẹ (15-20 triệu đồng).
Ông Việt cho rằng, việc cấm chất Cysteamine sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam hơn, nhất là đang chú trọng vào sản xuất sạch, an toàn.
Bà Nguyễn Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Thú y cũng cho biết, hiện nay, Cục Thú y không cho phép nhập Cysteamine./.
Thành Trung/BNEWS/TTXVN