BỆNH VIÊM PHỔI DÍNH SƯỜN
Bệnh viêm phổi dính sườn
I. Khái niệm: Bệnh viêm phổi màng phổi (APP- Actinobacillus pleuropneumoniae) trên heo là 1 trong số các bệnh thuộc hội chứng hô hấp phức hợp PRDC (Porcine Respiratory Disease Complex). Bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của trại với tỷ lệ chết có thể lên đến 20% khi có dịch cấp tính xảy ra. Tuy nhiên, các thiệt hại gián tiếp khi bệnh ở thể mãn tính gây ra như tăng trọng trên ngày (ADG) giảm 50g, FCR tăng 0.2 hay chí phí thuốc cho điều trị còn nguy hiểm hơn nhiều so với tỷ lệ chết.
II. Bệnh APP biểu hiện như thế nào?
Khi trong đàn có nhiễm APP thường kéo theo tỷ lệ các bệnh khác tăng cao. Với những đàn mà bệnh ở thể cấp tính, tỷ lệ chết có thể lên tới 50%. Bệnh có thể xảy ra ở giai đoạn sớm tuy nhiên hầu hết các ca bệnh đều tìm thấy trên heo giai đoạn nuôi thịt lúc 16 tuần tuổi trở lên.
Mức độ nghiêm trọng của bệnh tùy thuộc vào số lượng virus tấn công, tình trạng của hệ miễn dịch, mức độ stress do di chuyển chuồng, ghép đàn, mật độ quá dày, môi trường nuôi kém.
Các biểu hiện đặc trưng của bệnh tùy thuộc vào từng thể.
Thể quá cấp tính:
-Thường xảy ra trên lợn 8-16 tuần tuổi,
-Heo thường chết đột tử do mầm bệnh tấn công ồ ạt trong thời gian ngắn và sinh ra các độc tố phá hủy phổi một cách nhanh chóng, kết hợp với hiện tượng ho đẩy máu trong phổi trào ra ngoài nên khi chết heo chảy máu và bọt khí ở mũi. Khi chết lợn thường bị tím tái rất dễ nhầm với bệnh tụ huyết trùng.
-Heo bị viêm phổi mặt lưng và viêm dính màng phổi với lồng ngực nên khi thở sẽ rất đau và khó thở dẫn đến thở thể bụng hay ngồi thở kiểu chó, ngoài ra biểu hiện sốt cao, bỏ ăn của heo bệnh cũng là hậu quả của viêm nhiễm. Con vật chết thường do suy tim, viêm phổi hoại tử và độc tố của vi khuẩn.
IV. Hướng xử lý khi trong trại nghi có dịch APP
Khi trong trại nghi có dịch APP, chúng ta nên tiến hành chẩn đoán càng sớm càng tốt xem vấn đề của trại đúng là APP hay suyễn hay Glasser để có hướng xử lý kịp thời, tránh các tổn thất không đáng có.
Kháng sinh đang có mẫn cảm nhất với APP hiện nay vẫn là Amoxicillin. Khi xác định được độ tuổi nổ dịch trên đàn heo của trang trại chúng ta tiến hành trộn kháng sinh trong vòng từ 5 ngày đến 1 tuần, liều lượng tùy thuộc vào sản phẩm kháng sinh của từng nhà sản xuất (hàm lượng amoxicillin, công nghệ bào chế…).
Lịch chủng ngừa:
Khi heo bị bệnh trễ hơn 12 tuần tuổi, áp dụng lịch chủng ngừa trên heo con lúc 6 và 10 tuần tuổi
Khi heo bị bệnh sớm hơn 12 tuần tuổi, áp dụng chủng ngừa trên nái lúc 6 và 2 tuần trước khi sinh.
Heo con sinh ra chủng ngừa lúc 11 và 15 tuần tuổi. Nái đã chủng ngừa 2 mũi APP, mỗi lứa sau tiêm nhắc lại 1 mũi vào thời điểm 3-2 tuần trước khi sinh.
Chú ý: Mũi 1 cách mũi 2 sau 3 tuần để cho kết quả tạo kháng thể tốt nhất.
Điều trị:
- Kháng sinh: COBACTAN 2,5% hoặc Cobactan 2.5% vs Ceftiofur : Cefquinome cho kết quả điều trị tốt hơn ceftiofur Hô hấp: Cobactan 2.5% vs Ceftiofur
+ Hoạt chất là cefquinome, thuộc nhóm cephalosporin thế hệ thứ 4 Phổ kháng khuẩn rộng gồm cả Gram (+) và Gram (-) Tác động nhanh, hiệu quả kéo dài Hầu như chưa bị kháng thuốc An toàn khi sử dụng. Xuyên qua được màng não và khớp Không kích ứng mô Dễ sử dụng
+ Liều lượng: Heo 1-2 ml/25kg thể trọng Heo nái 4ml/50kg thể trọng/ 3 ngày liên tục
- Ngoài kháng sinh, chúng ta bổ sung đồng thời các thuốc bổ trợ khác như hạ sốt, giảm đau, thuốc bổ…nhằm tăng sức đề kháng của vật, giúp giảm các triệu chứng bệnh và giảm nguy cơ stress.
+ B-complex tiêm 1ml/5-8kg thể trọng/ ngày trong 3-5 ngày
+ Hạ sốt Anagin 1ml/ 10-15kg thể trọng/ngày
+ Dexasone tiêm 1ml/10-15kg thể trọng/ ngày trong 3-5 ngày
I. Khái niệm: Bệnh viêm phổi màng phổi (APP- Actinobacillus pleuropneumoniae) trên heo là 1 trong số các bệnh thuộc hội chứng hô hấp phức hợp PRDC (Porcine Respiratory Disease Complex). Bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của trại với tỷ lệ chết có thể lên đến 20% khi có dịch cấp tính xảy ra. Tuy nhiên, các thiệt hại gián tiếp khi bệnh ở thể mãn tính gây ra như tăng trọng trên ngày (ADG) giảm 50g, FCR tăng 0.2 hay chí phí thuốc cho điều trị còn nguy hiểm hơn nhiều so với tỷ lệ chết.
II. Bệnh APP biểu hiện như thế nào?
Khi trong đàn có nhiễm APP thường kéo theo tỷ lệ các bệnh khác tăng cao. Với những đàn mà bệnh ở thể cấp tính, tỷ lệ chết có thể lên tới 50%. Bệnh có thể xảy ra ở giai đoạn sớm tuy nhiên hầu hết các ca bệnh đều tìm thấy trên heo giai đoạn nuôi thịt lúc 16 tuần tuổi trở lên.
Mức độ nghiêm trọng của bệnh tùy thuộc vào số lượng virus tấn công, tình trạng của hệ miễn dịch, mức độ stress do di chuyển chuồng, ghép đàn, mật độ quá dày, môi trường nuôi kém.
Các biểu hiện đặc trưng của bệnh tùy thuộc vào từng thể.
Thể quá cấp tính:
-Thường xảy ra trên lợn 8-16 tuần tuổi,
-Heo thường chết đột tử do mầm bệnh tấn công ồ ạt trong thời gian ngắn và sinh ra các độc tố phá hủy phổi một cách nhanh chóng, kết hợp với hiện tượng ho đẩy máu trong phổi trào ra ngoài nên khi chết heo chảy máu và bọt khí ở mũi. Khi chết lợn thường bị tím tái rất dễ nhầm với bệnh tụ huyết trùng.
-Heo bị viêm phổi mặt lưng và viêm dính màng phổi với lồng ngực nên khi thở sẽ rất đau và khó thở dẫn đến thở thể bụng hay ngồi thở kiểu chó, ngoài ra biểu hiện sốt cao, bỏ ăn của heo bệnh cũng là hậu quả của viêm nhiễm. Con vật chết thường do suy tim, viêm phổi hoại tử và độc tố của vi khuẩn.
Heo đột tử chảy máu ở mũi
Ở thể cấp tính, con vật thở thể bụng, tỏ vẻ đau đớn, khoảng cách giữa các lần ho ngắn, khoảng 1-3 cái/lần. Con vật nhiễm bệnh có thể mang trùng trong một thời gian dài bài thải vi khuẩn ra môi trường ngoài.
Thể mãn tính, tổng đàn có tăng trọng trên ngày rất thấp dẫn đến FCR tăng cao hơn bình thường 0.2 đơn vị, heo ho nhiều vào ban đêm, heo khó thở, ngồi thở kiểu chó. Lợn mắc bệnh lâu ngày trở nên gầy yếu, xương sườn lộ rõ, khả năng tăng trọng bị giảm sút. Lợn bệnh có thể mang mầm bệnh trong một thời gian dài, do vậy đây là nguy cơ đối với những đàn lợn khác.
III. Bệnh tích trên phổi
Ở thể quá cấp, phổi xuất huyết tràn lan nên khó nhận biết, phổi cắt ra có máu.
Thể cấp tính, bệnh tích phổi rõ nhất là màng phổi viêm, ứa dịch và sợi huyết đồng thời dính chặt với xoang ngực. Phổi mờ đục, bề mặt cắt xù xì. Phổi xuất huyết hoại tử có fibrin.
Thể mãn tính xuất hiện các ổ áp xe trên phổi.
Thể mãn tính, tổng đàn có tăng trọng trên ngày rất thấp dẫn đến FCR tăng cao hơn bình thường 0.2 đơn vị, heo ho nhiều vào ban đêm, heo khó thở, ngồi thở kiểu chó. Lợn mắc bệnh lâu ngày trở nên gầy yếu, xương sườn lộ rõ, khả năng tăng trọng bị giảm sút. Lợn bệnh có thể mang mầm bệnh trong một thời gian dài, do vậy đây là nguy cơ đối với những đàn lợn khác.
III. Bệnh tích trên phổi
Ở thể quá cấp, phổi xuất huyết tràn lan nên khó nhận biết, phổi cắt ra có máu.
Thể cấp tính, bệnh tích phổi rõ nhất là màng phổi viêm, ứa dịch và sợi huyết đồng thời dính chặt với xoang ngực. Phổi mờ đục, bề mặt cắt xù xì. Phổi xuất huyết hoại tử có fibrin.
Thể mãn tính xuất hiện các ổ áp xe trên phổi.
Màng phổi dính chặt với xoang ngực
Viêm phổi và màng phổi mặt lưng phổi
Phổi viêm có fibrin bám dính trên mặt lưng
Viêm phổi và màng phổi mặt lưng phổi
Phổi viêm có fibrin bám dính trên mặt lưng
IV. Hướng xử lý khi trong trại nghi có dịch APP
Khi trong trại nghi có dịch APP, chúng ta nên tiến hành chẩn đoán càng sớm càng tốt xem vấn đề của trại đúng là APP hay suyễn hay Glasser để có hướng xử lý kịp thời, tránh các tổn thất không đáng có.
Phân Biệt | APP (Aspergillus Pleuropneumonia |
Suyễn (Mycoplasma pneumonia suis) |
Glasser |
Triệu chứng | -Thường gặp trên heo nhiễm APP thường là những con trưởng thành có khối lượng 50kg trở lên và thường là ở độ tuổi trên 2 tháng tuổi. -Thiệt hại Tỷ lệ chết có thể lên đến 70% Tăng trọng chậm Tăng FCR chi phí tăng Giảm chất lượng quầy thịt Tăng chi phí thú y (4-5% tổng chi phí) Chiếm 75-80% tổng chi phí |
- Xảy ra trên heo Mọi lứa tuổi, nhưng nặng nhất là heo 3- 26 tuần tuổi. - Có đến 60- 80% số heo trong trại bị bệnh, song tỷ lệ chết lại rất thấp 5- 10%, nếu bị bội nhiễm tỷ lệ chết sẽ cao hơn. |
Sưng khớp, viêm màng não, ho nhiều kiểu khác nhau, không chảy máu mũi |
Bệnh tích | Phổi viêm nặng, có fibrin bao phủ bên ngoài. | Phổi viêm đối xứng 2 bên. | Viêm đa thanh dịch (màng bụng, ngực), không có những vùng cứng và đỏ ở phổi. |
Lịch chủng ngừa:
Khi heo bị bệnh trễ hơn 12 tuần tuổi, áp dụng lịch chủng ngừa trên heo con lúc 6 và 10 tuần tuổi
Khi heo bị bệnh sớm hơn 12 tuần tuổi, áp dụng chủng ngừa trên nái lúc 6 và 2 tuần trước khi sinh.
Heo con sinh ra chủng ngừa lúc 11 và 15 tuần tuổi. Nái đã chủng ngừa 2 mũi APP, mỗi lứa sau tiêm nhắc lại 1 mũi vào thời điểm 3-2 tuần trước khi sinh.
Chú ý: Mũi 1 cách mũi 2 sau 3 tuần để cho kết quả tạo kháng thể tốt nhất.
Điều trị:
- Kháng sinh: COBACTAN 2,5% hoặc Cobactan 2.5% vs Ceftiofur : Cefquinome cho kết quả điều trị tốt hơn ceftiofur Hô hấp: Cobactan 2.5% vs Ceftiofur
+ Hoạt chất là cefquinome, thuộc nhóm cephalosporin thế hệ thứ 4 Phổ kháng khuẩn rộng gồm cả Gram (+) và Gram (-) Tác động nhanh, hiệu quả kéo dài Hầu như chưa bị kháng thuốc An toàn khi sử dụng. Xuyên qua được màng não và khớp Không kích ứng mô Dễ sử dụng
+ Liều lượng: Heo 1-2 ml/25kg thể trọng Heo nái 4ml/50kg thể trọng/ 3 ngày liên tục
- Ngoài kháng sinh, chúng ta bổ sung đồng thời các thuốc bổ trợ khác như hạ sốt, giảm đau, thuốc bổ…nhằm tăng sức đề kháng của vật, giúp giảm các triệu chứng bệnh và giảm nguy cơ stress.
+ B-complex tiêm 1ml/5-8kg thể trọng/ ngày trong 3-5 ngày
+ Hạ sốt Anagin 1ml/ 10-15kg thể trọng/ngày
+ Dexasone tiêm 1ml/10-15kg thể trọng/ ngày trong 3-5 ngày