news

5 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ​ADG và FCR

ADG và FCR là những chỉ số quan trọng trong hoạt động chăn nuôi gia cầm. Đặc biệt,  trong giai đoạn hiện nay khi chi phí thức ăn ngày càng tăng, giá gia cầm đang trên đà biến động do đó người chăn nuôi cần phải biết cách giảm chí phí thức ăn nhưng vẫn đảm bảo tăng trọng của cả đàn ổn định. Vì vây, người `chăn nuôi cần hiểu rõ những quy trình chăn nuôi, cách chăm sóc đàn gia cầm để tăng ADG và giảm hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) từ đó tối đa hóa lợi nhuận.

ADG (Average Daily Gain): Tăng trọng bình quân hằng ngày
FCR (Feed conversion ration): Tỉ lệ chuyển đổi thức ăn


Để tối ưu hóa được ADG và FCR, đòi hỏi người chăn nuôi cần phải có chiến lược từ giai đoạn úm đến giai đoạn xuất bán. Chỉ số FCR ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả chăn nuôi. Vì vậy, việc kiểm soát và hiểu được tầm quan trọng của chỉ số FCR là rất cần thiết trong chăn nuôi. Muốn vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những yếu tố tác động tới chỉ số trên.

1. DINH DƯỠNG

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định đến tốc độ tăng trưởng của đàn vật nuôi. Phụ thuộc vào giống gia cầm và giai đoạn sinh trưởng khác nhau mà người chăn nuôi sẽ phải thiết lập khẩu phần ăn hợp lí, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng, sinh sản để vừa tiết kiệm thức ăn vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Khẩu phần ăn cho gia cầm phải cung cấp đủ protein, năng lượng, vitamin, khoáng.

Protein có từ các nguồn như Hệ thống nước uống:Phải đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng nước sạch và nước phải được kiểm tra định kỳ. Nếu không đủ nước uống thì lượng ăn giảm, tăng trọng kém, tăng FCR.
                         Giải pháp dinh dưỡng cho gia cầm nhiễm cầu trùng

2. DI TRUYỀN
Di truyền và chọn lọc di truyền có tác động mạnh mẽ tới trọng lượng cơ thể, tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn, chiếm tới 80-90% hiệu suất chăn nuôi. Cho đến nay, nhiều nghiên cứu báo cáo đã chỉ ra rằng có 24 trong số 39 NST của gà có liên quan đến hiệu quả sử dụng thức ăn. Dưới đây là bảng trích dẫn cho thấy sự ảnh hưởng của yếu tố di truyền tới hiệu quả sử dụng thức ăn:  

Có thể thấy hiệu quả sử dụng thức ăn được quy định rất nhiều bởi các gen. Ngoài ra, hiệu quả chăn nuôi còn là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Do đó, người chăn nuôi cần phải lựa chọn con giống phù hợp với điều thời tiết ở từng địa phương để thu được hiệu quả kinh tế cao.

3. ĐỘ TUỔI GIA CẦM

Độ tuổi gia cầm: Ở từng giai đoạn khác nhau, khả năng tiêu thụ thức ăn của vật nuôi là khác nhau. Ví dụ ở giống gà Ross 308, FCR ở giai đoạn 21 ngày khoảng 1.4, FCR ở ngày thứ 42 khoảng 1.51. Người chăn nuôi phải dựa vào giai đoạn của vật nuôi để lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp để tối ưu được hệ số FCR.

4. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH
Đàn gia cầm dễ bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp do các tác nhân virus, vi khuẩn, kí sinh trùng gây bởi các yếu tố môi trường, thức ăn,... Khi đàn gia cầm mắc các bệnh trên, sẽ làm giảm tính ăn của chúng, hệ thống miễn dịch suy giảm, tổn thương các tế bào biểu mô ruột và đồng thời rối loạn hệ vi sinh đường ruột dẫn đến khả năng tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn kém làm tăng FCR. Vì vậy người chăn nuôi cần phải quản lí chuồng trại một cách phù hợp, thực hiện vệ sinh an toàn sinh học (áp dụng đồng bộ và các biện pháp kĩ thuật và quản lí nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc của gia cầm với mầm bệnh) và quản lí chuồng nuôi (mật độ nuôi, hệ thống nước uống, máng ăn, hệ thống độn chuồng,…)

   Hà Nội không để bị động trong phòng chống dịch cúm gia cầm và Covid-19 - Đài PTTH Tuyên Quang

5. NHIỆT ĐỘ
Căng thẳng nhiệt ở gia cầm tác động tiêu cực đến sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Khi nhiệt độ môi trường cao, gia cầm dễ bị căng thẳng nhiệt, giảm lượng thức ăn tới 17%, điều này làm giảm tốc độ tăng trưởng của vật nuôi. Để giảm thân nhiệt cốt lõi trong thời kỳ căng thẳng nhiệt, lưu lượng máu đến các cơ quan nội tạng giảm và lưu lượng máu đến các mô bề mặt khác ở gia cầm tăng lên. Trong thời kỳ căng thẳng nhiệt, lượng máu và khả năng vận chuyển oxy bị thay đổi và tình trạng mất nước do tăng quá trình hô hấp cũng là tác nhân làm giảm ADG ở gia cầm.

Do vậy, để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, cần phải lưu ý những yếu tố trên đồng thời  quản lí chi tiết và chặt chẽ các số liệu (trọng lượng nhập, trọng lượng xuất bán, khối lượng thức ăn sử dụng,…) để theo dõi hệ số chuyển đổi thức ăn FCR làm cơ sở đánh giá hiệu quả chăn nuôi của đàn và nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Biên tập: Trương Ánh

Nguồn: Pubmed

Liên hệ cho chúng tôi qua Zalo
Liên hệ cho chúng tôi qua Facebook
Liên hệ cho chúng tôi qua Youtube
Liên hệ cho chúng tôi qua Tiktok
Liên hệ cho chúng tôi qua Hotline