news

5 BƯỚC TIẾN VIỆT THÁI ĐANG LÀM TRƯỚC THỀM HỘI NHẬP TPP VÀ AEC.

5 bước Tiến Việt Thái đang làm trước thềm hội nhập TPP và AEC.
Thứ nhất: thay đổi tư duy trong hội nhập. Tiến Việt Thái xem ASEAN là thị trường quan trọng không thua Mỹ, Nhật hay EU. Nếu thị trường Việt Nam được ví như “ao nhà” thì ASEAN được xem như “ao làng”, còn thị trường thế giới (có Mỹ, Nhật, EU) chính là biển lớn. Tiến Việt Thái nhận thức rằng nếu không bơi nổi trong ao làng AEC thì khả năng bơi ra đại dương còn khó lắm. Từ đó Tiến Việt Thái có những tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn thị trường ASEAN cũng như các chính sách hỗ trợ mà AEC, TPP mang lại để vạch ra chiến lược kinh doanh thích hợp.
 
Thứ hai: nhạy bén hơn trong tìm kiếm và nắm bắt cơ hội. Loại bỏ được căn bệnh “thích hoành tráng” thì tư duy của  Tiến Việt Thái sẽ thoáng hơn trong việc nhận thức cơ hội kinh doanh. Tìm kiếm thị trường ngách hoặc phương thức kinh doanh mới cũng là cách để Tiến Việt Thái khai thác cơ hội. Cơ hội này dựa trên lợi thế so sánh, năng lực cạnh tranh trong chuỗi giá trị, trong sự nắm bắt những ngành nghề, những xu thế phát triển kinh tế mới cũng như những hỗ trợ mà AEC, TPP mang lại.
 
Thứ ba: cải thiện và phát huy năng lực. Áp lực bị “đào thải” trong sân chơi AEC, TPP sẽ rất cao nếu Tiến Việt Thái không chịu cải thiện hoặc cải thiện chưa tới để tăng năng lực cạnh tranh. Tiến Việt Thái đã và đang “nhìn lại chính mình” một cách toàn diện để xem đâu là điểm mạnh, điểm yếu, những điểm nào phù hợp với bối cảnh mà Tiến Việt Thái đã có và điểm nào còn thiếu để đầu tư phát triển. Cụ thể, Tiến Việt Thái sẽ đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã, dịch vụ, nhân lực, công nghệ... Đồng thời Tiến Việt Thái cũng đã cập nhật xu hướng tiêu dùng ở mỗi nước ASEAN, tìm kiếm cơ hội liên kết với các nhà phân phối tại các nước đó. Bản thân lãnh đạo cũng phải nâng cao khả năng quản trị, nhất là quản trị rủi ro trên phạm vi quốc tế vì khi hội nhập, Tiến Việt Thái sẽ sống trong môi trường quốc tế, sẽ có những nền văn hóa, ngôn ngữ, luật pháp, tập quán kinh doanh khác nhau cùng tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Điều này đồng nghĩa với rủi ro sẽ tăng lên.
Bên cạnh đó, Tiến Việt Thái đang cần xem xét việc tìm nguồn huy động vốn để đầu tư phát triển các năng lực của mình.
 
Thứ tư: làm tốt ngay trên sân nhà.  Tiến Việt Thái là doanh nghiệp trong nước có lợi thế là am hiểu địa lý, lối sống, văn hóa tiêu dùng của Việt Nam, vì vậy luôn tận dụng lợi thế này để chuẩn bị chu đáo từ sản phẩm, bao bì, mẫu mã, cách thức và thời điểm tung sản phẩm ra thị trường phù hợp để duy trì và củng cố chỗ đứng trên “sân nhà”.
Một số thương hiệu như Idena, ASP, Norel đã có được sự tin cậy của khách hàng trong nước thì không được lơ là, phải tập trung xây dựng hình ảnh tốt hơn nữa. Việc phục vụ tốt thị trường trong nước là nền tảng vững chắc để Tiến Việt Thái có thể vươn xa tới các thị trường nước ngoài mà cụ thể là ASEAN.
 
Thứ năm: liên kết phát triển. Tiến Việt Thái học hỏi các doanh nghiệp bạn về chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh, thay vì làm đối thủ nên chăng bắt tay làm đối tác của nhau, cùng tham gia vào chuỗi giá trị, tạo sức mạnh lợi thế nhờ quy mô và phát huy tốt hơn lợi thế so sánh. Khi AEC, TPP có hiệu lực, dự báo sẽ có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, họ sẽ thâm nhập và “xén” bớt thị phần nội địa của Tiến Việt Thái Việt. Muốn cạnh tranh, Tiến Việt Thái phải mạnh; muốn mạnh, phải liên kết với nhau. Tiến Việt Thái đang tăng cường trao đổi, đối thoại với các cơ quan chính phủ, hiệp hội để kịp nắm bắt những thông tin, chính sách đồng thời phản ánh những khó khăn trở ngại để các cơ quan chức năng kịp thời có những điều chỉnh phù hợp với thực tế.

Tóm lại, hội nhập AEC, TPP vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Cần phải nhìn nhận rằng, trong môi trường nội địa khá an toàn như hiện nay có thể Tiến Việt Thái chưa quá lo ngại, nhưng một khi cuộc chơi thay đổi, khi mà những bảo hộ Nhà nước dành cho Tiến Việt Thái đang dần dỡ bỏ, thị trường đang dần thống nhất và các doanh nghiệp phải cạnh tranh công bằng với nhau thì nguy cơ bị đào thải sẽ rất lớn. Vì vậy, Tiến Việt Thái Việt Nam nhận thức cơ hội, thách thức từ việc hội nhập AEC- TPP, tìm hiểu những lợi ích và khó khăn mà AEC-TPP mang lại.
 
Cùng với việc hiểu đầy đủ về xu thế, Tiến Việt Thái đang phân tích, so sánh lợi thế giữa các quốc gia và nhận thức năng lực của chính Tiến Việt Thái để có những điều chỉnh và đầu tư thích hợp. Đó là cơ sở để Tiến Việt Thái xây dựng chiến lược kinh doanh và hội nhập.
 
 
Một số hình ảnh cuả Tổng giám đốc Nguyễn Quốc Toán làm việc tại USA để tìm kiếm thị trường và đối tác trước thềm hội nhập TPP và AEC.
Liên hệ cho chúng tôi qua Zalo
Liên hệ cho chúng tôi qua Facebook
Liên hệ cho chúng tôi qua Youtube
Liên hệ cho chúng tôi qua Tiktok
Liên hệ cho chúng tôi qua Hotline